Quan hệ công chúng
TRƯỜNG
ĐH CÔNG NGHỆ MIỀN ĐÔNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
Trình độ đào tạo : Đại học
Ngành đào tạo : Quan hệ công chúng (Public Relations)
Mã ngành : 52360708
Loại hình đào tạo : Chính quy
LỜI GIỚI THIỆU
Căn cứ Thông tư số
08/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tào về việc
quy định điều kiện, hồ sơ, quy định mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu
hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng;
Căn cứ Quyết định số
43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc ban hành “Quy chế đào tạo Đại học
và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”;
Căn cứ Quyết định số
69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục quốc
phòng, an ninh;
Căn cứ Quyết định số
52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc ban hành chương trình các môn lý luận chính trị trình độ đại học, cao
đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
Căn cứ nhu cầu về nguồn
nhân lực báo chí, truyền thông, Quan hệ công chúng có trình độ đại học trong
thời gian trước mắt và lâu dài tại đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước
nói chung;
Căn cứ vào khả năng và
điều kiện của Trường Đại học Công nghệ Miền Đông về giảng viên, trang thiết bị
và vật chất phục vụ đào tạo;
Trong quá trình xây dựng
chương trình đào tạo, Trường Đại học Công nghệ Miền Đông đã dựa trên chương
trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản có liên quan, đồng thời có
sự tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học có đào tạo ngành Quan
hệ công chúng lâu đời ở Việt Nam như: Học viện Báo chí và Tuyên truyên, Trường Đại
học Nguyễn Trải,…để hoàn thiện xây dựng chương trình này.
1.
Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân Quan hệ
công chúng (QHCC) có phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, có
sức khỏe và năng lực giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực Quan hệ công chúng,
có kỹ năng thực hành tốt, độc lập sáng tạo, kỹ năng tự học và ứng dụng tốt trong
sự nghiệp xây dựng đất nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập Quốc tế
của Việt Nam.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
-
Được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về QHCC và các kỹ
năng hành nghề QHCC, các tri thức về truyền thông, các phương tiện truyền thông
và cách sử dụng các phương tiện này trong hoạt động QHCC;
-
Có khả năng xử lý thông tin, khả năng ngoại ngữ cũng như được
trang bị các kỹ năng về QHCC chuyên nghiệp để có thể đảm đương một cách hiệu
quả các vị trí xã hội đặt ra trong quá trình hội nhập;
-
Chú trọng nâng cao năng lực về khả năng tư duy chiến lược và
tiếp thu kiến thức mới, cập nhật, khả năng sáng tạo, năng động và dễ dàng thích
nghi với môi trường làm việc khác nhau;
-
Có khả năng giao tiếp, tháo vát và làm việc độc lập hoặc theo
nhóm.
-
Được trang bị kiến thức liên ngành và mối liên hệ giữa bối
cảnh kinh tế, chính trị, xã hội với ngành QHCC.
Kỹ năng
-
Cử nhân ngành QHCC sẽ có kỹ năng xây dựng, duy trì, phát
triển quan hệ giữa tổ chức với các nhóm công chúng;
-
Tổ chức và và lập kế hoạch truyền thông, quản lý khủng hoảng;
-
Kỹ năng viết, biên tập và xuất bản các thông cáo báo chí, các
sản phẩm truyền thông khác dưới các loại hình in ấn, phát thanh, truyền hình,
mạng điện tử và kỹ năng quan hệ với báo chí;
-
Có kỹ năng quản lý và tư vấn xây dựng chiến lược QHCC;
-
Có kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, có kỹ năng đánh
giá hiệu quả các hoạt động QHCC.
Thái độ
Cử nhân ngành QHCC sẽ được
rèn luyện về tác phong làm việc, thái độ đúng đắn đối với ngành học cũng như
việc rèn luyện những kỹ năng phục vụ cho hoạt động chuyên môn trong tương lai,
có thái độ đúng đắn về QHCC và nguyên tắc hành nghề QHCC.
Vị trí làm việc sau khi
tốt nghiệp
-
Làm nhân viên PR, nhân viên quảng cáo, tiếp thị, marketing
tại các đơn vị, tổ chức trong và ngoài hệ thống tổ chức nhà nước, các loại hình
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Làm phát ngôn
viên chuyên nghiệp, làm MC hay chuyên viên tuyên truyền, tổ chức sự kiện cho
một tổ chức, doanh nghiệp.
-
Làm phóng viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn,
đài phát thanh, đài truyền hình.
-
Làm cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở đào
tạo, nghiên cứu về PR và truyền thông, làm cán bộ chức năng trong các cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp hoặc đơn vị tổ chức chính trị - xã hội.
Về trình độ ngoại ngữ, tin
học
Sinh viên khi tốt nghiệp chương trình giáo dục đại học ngành
Quan hệ công chúng tại trường Đại học Công nghệ Miền Đông phải đạt tối thiểu
450 điểm chứng chỉ ngoại ngữ TOEIC và đạt trình độ B tin học chứng chỉ quốc gia.
Khả năng học tập, nâng cao
trình độ sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên sau khi tốt
nghiệp đại học chính quy tại trường Đại học Công nghệ Miền Đông có thể học lên
Thạc sĩ chuyên ngành PR tại các cơ sở đào tạo PR trong và ngoài nước.
2.
Thời gian đào tạo: 04 năm (được chia làm 8
học kỳ)
3.
Khối lượng kiến thức toàn khoá:
137 TC
(chưa bao gồm môn Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)
STT |
Khối kiến thức |
Số TC |
I |
Kiến thức giáo dục đại cương |
41 |
1
|
Lý luận chính trị |
10 |
2
|
Khoa học xã hội và nhân
văn |
10 |
3
|
Toán – Tin học – Khoa
học tự nhiên |
6 |
4
|
Ngoại ngữ (tiếng Anh) |
15 |
5
|
Giáo dục thể chất |
(3) |
6
|
Giáo dục quốc phòng – An ninh |
(8) |
II |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
96 |
1
|
Kiến thức cơ sở chuyên
ngành |
26 |
2
|
Kiến thức chuyên ngành |
52 |
3
|
Thực tập, khoá luận tốt
nghiệp |
18 |
|
Tổng số |
137 |
4.
Đối tượng tuyển sinh
Mọi công dân
không hạn chế độ tuổi, có đủ điều kiện dưới đây đều được dự thi theo khối A,
A1, C, D.
- Trình độ văn hoá: đã tốt
nghiệp THPT hoặc tương đương;
- Có đủ sức khỏe học tập;
- Không ở thời kỳ kỷ luật
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, bị truy tố, thi hành án và không vi phạm các
quy định khác do Nhà nước ban hành.
5.
Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp
5.1. Quy
trình đào tạo: đào tạo theo hệ thống tín chỉ
5.2. Điều kiện tốt nghiệp
Những SV có đủ các điều
kiện sau đây thì được xét tốt nghiệp:
- Cho đến thời điểm tốt
nghiệp. SV không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Tích luỹ đủ số học phần quy
định của chương trình; không còn học phần bị điểm dưới 5;
- Có các chứng chỉ Giáo dục
quốc phòng và Giáo dục thể chất theo quy định;
- Đạt yêu cầu của khoá luận
tốt nghiệp hoặc các học phần thay thế;
- Hội đủ các tiêu chuẩn và
các điều kiện khác theo quy định của Trường Đại học Công nghệ Miền Đông.
6.
Thang điểm: 10/10 cho mỗi học phần
7.
Nội dung chương trình
Khối lượng kiến thức toàn khoá: 137 TC
7.1.
Kiến thức giáo dục đại
cương: 41 TC (Không kể GDTC và GDQP)
7.1.1.
Lý luận chính trị ...................................................................................... 10
TC
1. Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin 1......................... 2
TC
2. Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin 2......................... 3
TC
3. Đường lối Cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam............................. 3
TC
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh................................................................................ 2
TC
7.1.2.
Khoa học xã hội và nhân văn................................................................. 10
TC
5. Pháp luật đại cương..................................................................................... 2
TC
6. Xã hội học đại cương.................................................................................. 2
TC
7. Logic đại cương........................................................................................... 2
TC
Tự chọn: (Chọn 2 trong 4
môn)
8. Truyền thông và phát triển......................................................................... 2
TC
9. Cơ sở văn hóa Việt Nam............................................................................. 2
TC
10. Lịch
sử văn minh thế giới 2 TC
11. Truyền
thông Quốc tế 2 TC
7.1.3.
Ngoại ngữ (Tiếng Anh)............................................................................ 15
TC
12. Anh văn căn bản 1....................................................................................... 5
TC
13. Anh văn căn bản 2....................................................................................... 5
TC
14. Anh văn căn bản 3....................................................................................... 5
TC
7.1.4.
Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên..................................................... 6 TC
15. Tin học căn bản........................................................................................... 3
TC
16. Toán cao cấp................................................................................................ 3
TC
7.1.5.
Giáo dục thể chất...................................................................................... 3
TC
17. Giáo
dục thể chất 1 1 TC
18. Giáo dục thể chất 2..................................................................................... 1
TC
19. Giáo dục thể chất 3..................................................................................... 1
TC
7.1.6.
Giáo dục quốc phòng – An ninh............................................................. 8
TC
20. Đường
lối quân sự của Đảng....................................................................................................................... 3
TC
21. Công tác quốc phòng – an
ninh................................................................. 2
TC
22. Quân sự chung............................................................................................. 3
TC
7.2.
Kiến thức chuyên nghiệp:........................................................................... 96
TC
7.2.1.
Kiến thức cơ sở ngành............................................................................. 26
TC
Bắt buộc:............................................................................................................. 17
TC
23. Lý
thuyết truyền thông 4 TC
24. Các
phương tiện báo chí truyền thông................................................................................................. 4
TC
25. Marketing 3 TC
26. Quan
hệ công chúng với Quảng cáo..................................................................................................... 4
TC
27. Phương pháp nghiên cứu
khoa học........................................................... 2
TC
Tự chọn: (Chọn 3 trong 5 môn)........................................................................ 9
TC
28. Ngôn
ngữ truyền thông đại chúng............................................................................................................. 3
TC
29. Pháp
luật và đạo đức truyền thông............................................................................................................. 3
TC
30. Văn
hóa Doanh nghiệp 3 TC
31. Kinh tế truyền thông................................................................................... 3
TC
32. Đại cương về ngoại giao............................................................................. 3
TC
7.2.2.
Kiến thức chuyên ngành.......................................................................... 52
TC
Bắt buộc:............................................................................................................. 40
TC
33. Quan
hệ công chúng đại cương....................................................................................................................... 3
TC
34. QHCC
ứng dụng 3 TC
35. Tổ
chức sự kiện 3 TC
36. Công
cụ QHCC I 3 TC
37. Công
cụ QHCC II 3 TC
38. Quản
lý khủng hoảng 3 TC
39. Quản
trị thương hiệu 3 TC
40. Nghiên
cứu đánh giá QHCC....................................................................................................................... 3
TC
41. Các
chuyên đề QHCC 3 TC
42. Tiếng Anh chuyên ngành........................................................................... 4
TC
43. Chiến lược chiến thuật
QHCC................................................................... 3
TC
44. PR nội bộ...................................................................................................... 3
TC
Tự chọn: (4 trong 9 môn):................................................................................. 12
TC
45. Thiết
kế trình bày QHCC 3 TC
46. Kỹ
năng trình bày, giao tiếp và đám phán...................................................................................................... 3
TC
47. Truyền
thông tiếp thị tích hợp....................................................................................................................... 3
TC
48. Công
cụ QHCC III 3 TC
49. Truyền thông môi trường............................................................................ 3
TC
50. Truyền
thông và toàn cầu hoá....................................................................................................................... 3
TC
51. Nghệ thuật lãnh đạo.................................................................................... 3
TC
52. Nghiệp vụ
PR............................................................................................... 3
TC
53. Quản trị
dự án.............................................................................................. 3
TC
7.2.3.
Thực tập, khoá luận tốt nghiệp
hoặc học phần thay thế.................. 18
TC
54. Thực
tập tốt nghiệp 8 TC
55. Khóa
luận tốt nghiệp 10 TC
Tổng cộng toàn khóa.......................................................................................... 137
TC